“ Giếng địa ngục” ở Yemen, còn được gọi là “giếng Barhout,” nằm tại sa mạc Al-Mahra, gần biên giới với Oman, cách thủ đô Sanaa của Yemen khoảng 1.300 km. Hố này rộng 30 mét và được cho sâu từ 100 đến 250 mét. Người dân địa phương đã đặt tên cho nó là “Giếng địa ngục” vì tin rằng nó chứa đầy ma quỷ.

Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ về nguồn gốc của “giếng địa ngục”.

Salah Babhair, tổng giám đốc cơ quan khảo sát địa chất và tài nguyên khoáng sản của Yemen, cho biết các chuyên gia đã thám hiểm lỗ hổng khổng lồ này, nhưng không thể chạm tới đáy vì thiếu ôxy và không có thông gió. Ông Babhair cũng nói rằng họ đã gặp những điều khó hiểu bên trong và ngửi thấy mùi kỳ lạ.

Truyền thuyết địa phương cho rằng “giếng địa ngục” là một nhà tù dành cho ma quỷ, điều này càng trở nên có cơ sở khi mùi hôi thối bốc ra từ miệng hố, bất kể ngày hay đêm. Tuy nhiên, các nhà khoa học bác bỏ quan điểm này.

Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân hình thành của “giếng địa ngục”. Chris Fogwill, giáo sư tại Đại học Keele ở Anh, cho rằng hố sâu có thể là một ụ đất đóng băng bị sụt gọi là “pingo” hoặc một hố sụt do sự xói mòn của đá vôi.

Những giả thuyết khác gợi ý rằng lỗ khổng lồ có thể là một siêu núi lửa đã tạm tắt sẽ phun trào vào một thời điểm nào đó. Dù vậy, vẫn chưa có bằng chứng khoa học cụ thể để giải thích sự hình thành của “giếng địa ngục” này.

Nhóm thám hiểm từ Oman đã lần đầu tiên thám hiểm “giếng địa ngục” và không tìm thấy bất kỳ thần thánh hay cửa vào địa ngục nào dưới đáy hố. Thay vào đó, họ đã tìm thấy thác nước, măng đá và ngọc trai trong hang động. Điều này có thể giải thích mùi hôi thối mà người ta ngửi thấy khi đứng bên trên mặt đất, chứ không phải do quỷ dữ như truyền thuyết địa phương đồn thổi.

Tuy “giếng địa ngục” vẫn còn nhiều bí ẩn, đòi hỏi sự thám hiểm kỹ lưỡng để hiểu rõ hơn về một trong những hiện tượng đáng kinh ngạc của tự nhiên.

Mời quý độc giả xem thêm video: Bí ẩn vùng đất y hệt phiên bản địa ngục của Trái đất.